Sản phẩm bảo hiểm

Bảo Hiểm Hàng Hóa

I. QUY TẮC BẢO HIỂM

1. Đối tượng bảo hiểm:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2. Phạm vi bảo hiểm: 
- Cháy hoặc nổ.
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh.
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau hoặc đâm va với vật thể khác hay bị trật bánh.
- Phương tiện chở hàng mất tích.
- Cây gẫy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ.
- Tổn thất chung.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức, phương tiện vận chuyển, tuyến đường ...

 

II. ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM

1. Đối tượng bảo hiểm:

Hàng hoá trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng bằng đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không

2. Phạm vi bảo hiểm:

Điều khoản bảo hiểm hàng hoá A (CL.252, 1/1/82)
- Bảo hiểm này bảo hiểm cho mọi rủi ro của tổn thất, chi phí xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm trừ những điểm loại trừ nêu cụ thể trong Quy tắc bảo hiểm.
- Bảo hiểm này bồi thường cho tổn thất chung và chí phí cứu hộ
- Mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa B (CL.253, 1/1/82)
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi
- Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển, thùng chứa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng
c) Tổn thất toàn bộ cảu bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn, rơi mất trong khi xếp, dỡ, chuyển tải.
d) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm tránh hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất.
e) Trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa C (CL.254, 1/1/82)
Bảo hiểm này bồi thường cho:
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tường được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho
- Cháy và nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển
c) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm trách hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.

3. Phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Giá trị bảo hiểm (theo giá CIF hoặc 110 % CIF) 





Sản phẩm bảo hiểm khác

Bảo Hiểm Rủi Ro Xây Dựng

Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy..

Xem chi tiết

Bảo Hiểm Căn Hộ, Nhà Chung cư

Khung nhà, tài sản bên trong khung nhà, đồ đạc của chủ nhà, tai nạn cá nhân

Xem chi tiết

Bảo Hiểm Du Lịch

Người nước ngoài du lịch Việt Nam kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Xem chi tiết

Bảo Hiểm Chăm Sóc Sức Khỏe

Gia đình hạnh phúc là gia đình mà trong đó mọi người đều khỏe mạnh, đầy đủ sức khỏe để học tập, lao động..

Xem chi tiết

Bảo Hiểm Giáo Viên Và Học Sinh

Học sinh đang theo học các trường: nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học,..

Xem chi tiết

Bảo Hiểm Hàng Hóa

Bảo Hiểm Hàng Hóa

Bảo Hiểm Hàng Hóa

Bảo Hiểm Hàng Hóa

Bảo Hiểm Hàng Hóa

0932.099.358

  • Yahoo Yahoo

    Ms Hiên

    0932.099.358